Cho ý kiến về dự án Luật hình sự (sửa đổi) ngày 30/10, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho hay nếu quy định phải có yếu tố "đòi hỏi" mới cấu thành tội Nhận hối lộ thì vô hình trung đã tiếp tay cho tội phạm tham nhũng. Tin nhanh
"Tôi đề nghị phải bỏ ngay, nếu không nhân dân dứt khoát không đồng tình. Tôi đã chứng kiến một bộ trưởng trả lời trên truyền hình rằng cán bộ của ông không có ai đòi đưa hối lộ nhưng người dân tự đưa", ông Thuyền nói.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền.
Về quy định bỏ án tử hình cho người phạm tội tham ô, nhận hối lộ sau khi đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả hay lập công lớn..., Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền quan ngại người dân sẽ cho rằng những người có tiền thì không phải đi tù. "Như thế không đảm bảo công bằng", ông Quyền nói và cho rằng quá trình áp dụng rất dễ phát sinh những kẽ hở.
Đại biểu Siu Hương cũng không đồng tình với quy định của dự thảo, cho rằng vẫn phải thi hành án tử hình người phạm tội Tham ô tài sản và tội Nhận hối lộ, hai hành vi nặng nhất trong nhóm tội tham nhũng, cho dù sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả. suc khoe doi song
"Người lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, lợi dụng sự tín nhiệm, quyền hạn được giao đã phạm những tội hết sức nghiêm trọng, gây thất thoát rất lớn tài sản của nhà nước và gây bức xúc trong nhân dân cần phải bị thi hành án tử hình mới có tác dụng răn đe và thể hiện sự quyết tâm cao phòng chống tham nhũng", đại biểu Hương nói.
"Có tiền được thoát án tử hình là cách xử lý không nghiêm với tội tham ô, nhận hối lộ", đại hiểu Lê Đắc Lâm nêu quan điểm. Theo ông, cụm từ "khắc phục cơ bản hậu quả tham nhũng" khá trìu tượng, dễ dẫn đến lợi dụng để chạy án. "Chúng ta đều biết, kẻ tham nhũng chuyển hóa tài sản tham nhũng dưới nhiều hình thức rất tinh vi, chỉ cần gia đình họ bỏ ra một số tài sản để khắc phục hậu quả gọi là cơ bản thì sẽ thoát án tử hình", đại biểu này nói.
Về đề nghị bỏ hình phạt tử hình với 7 loại tội, ông Nguyễn Bá Thuyền đồng ý với 5 tội trong số này gồm: phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh. Bởi đây là những tội "chưa xử ai bao giờ", mục đích chính là để răn đe.
Với tội Cướp tài sản và Vận chuyển trái phép chất ma tuý, ông đồng ý với quan điểm "giữ lại" của Ủy ban Thường vụ. "Nếu chúng ta bỏ tội Vận chuyển trái phép chất ma túy chắc chắc sẽ không xử lý được ai. Nghi can khi bị bắt chắc sẽ đều khai chỉ là người vận chuyển", đại biểu Thuyền nói. Với tội Cướp tài sản, ông đề nghị phải giữ lại mới đủ sức răn đe và giáo dục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét