Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển của Trung Quốc dự kiến hoàn thành vào năm 2020

Floating-NPP
Ảnh từ China National Nuclear Corporation
Theo shanghaiist đưa tin, Trung Quốc đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch thiết kế lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển đầu tiên của mình.
Xem thêm  Dự báo thời tiết ngày mai                                               

ACPR50S là lò phản ứng hạt nhân nhỏ có công suất khoảng 200MW, nó có thể trở thành nguồn cung ứng nhu cầu điện, nhiệt và có khả năng khử mặn - lọc nước biển thành nước ngọt, kho lạnh phục vụ cho các cuộc đi thăm dò tài nguyên ven biển.
 
Nó sẽ đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng là cung cấp điện trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, lũ lụt, sóng thần. ACPR50S nằm trong Quy hoạch năng lượng thuộc Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc. 
 
Ủy ban cải cách phát triển quốc gia Trung Quốc chính thức đồng ý phê duyệt thiết kế xây dựng lò phản ứng hạt nhân ACPR50S và đến dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
 
CGN-ACPR50S
Ảnh từ China National Nuclear Corporation
Ngoài việc lên kế hoạch xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân ACPR50S, Trung Quốc còn dự kiến xây dựng hơn 100 lò phản ứng hạt nhân khác trên khắp đất nước trong những thập kỷ tới. Ước tính đến năm 2050, Trung Quốc sẽ có khoảng 7 lò phản ứng hạt nhân với công suất 350GW có giá trị lên tới hàng tỷ đô la.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                                     
 
Nhà máy ACPR 50S của Trung Quốc không phải là nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới. Trước đó trên thế giới, Mỹ đã có hơn 100 tàu năng lượng hạt nhân đang hoạt động trong nhiều năm qua.
 
Tuy nhiên, nhà máy hạt nhân của Trung Quốc có những thiết kế đặc biệt, tuy không cung cấp được năng lượng trên phạm vi rộng nhưng vẫn có thể cung cấp cho một khu vực ven biển nhất định.

Có thể thấy rằng, Trung Quốc đang khẳng định khả năng của mình trong việc xây dựng và sử dụng năng lượng hạt nhân. Trước đó, Nga và Trung Quốc có ký hợp tác xây dựng một nhà máy điện hạt nhân nổi nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng dân sự, và việc này có thể cho Trung Quốc kinh nghiệm xây dựng một tàu sân bay hạt nhân trong tương lai.
Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới đang được Nga xây dựng có tên Akademik Lomonosov, đặt tại thành phố Saint Petersburg. Với hai lò phản ứng đẩy loại KLT-40C, nhà máy có thể cung cấp 70 MW điện hoặc 300 MW nhiệt. Nhiệm vụ của Akademik Lomonosov là cung cấp điện, nước cho các thành phố cảng, các giàn khoan dầu và khai thác khí đốt ngoài khơi. Dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2017.

Khởi động cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Giám đốc của IMF

ttxvn_2101__Christine_Lagarde
Bà Christine Lagarde sẽ hết nhiệm kỳ Tổng Giám đốc IMF vào ngày 5/7 tới. (Nguồn: THX/TTXVN)
Từ ngày 21/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ bắt đầu tiếp nhận các đề cử và tự ứng cử tham gia cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Giám đốc của thể chế tài chính này.
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                              

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 20/1, ông Aleksei Mozhin, thành viên của Ủy ban điều hành IMF cho hay Tổng Giám đốc IMF đương nhiệm Christine Lagarde sẽ hết nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 5/7 tới. Do vậy, tương tự như lần bầu chọn vào năm 2011, thể chế tài chính này đã thông qua một tiến trình công khai, minh bạch nhằm chọn ra người có đủ phẩm chất phù hợp cho vị trí này.

Theo ông Mozhin, mọi cá nhân có thể ứng cử vào chức vụ này và quyết định cuối cùng sẽ dựa trên sự đồng thuận của đa số thành viên Ủy ban điều hành. Dự kiến, tiến trình lựa chọn sẽ kéo dài đến đầu tháng Ba tới.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Lagarde cũng đã nhiều lần để ngỏ khả năng tái tranh cử để có cơ hội lãnh đạo IMF thêm một nhiệm kỳ nữa. Tính tới thời điểm này, bà Lagarde là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ Tổng Giám đốc IMF.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                            


Bà Christine Lagarde, cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp, đảm nhiệm vị trí người đứng đầu IMF từ năm 2011 sau khu vượt qua đối thủ là Thống đốc Ngân hàng trung ương Mexico Augustin Carstens.

Nhiệm kỳ 5 năm của bà Lagarde được đánh giá là khá bận rộn khi bà phải đối mặt với nhiều thách thức về tài chính, trong đó phải kể đến việc giải quyêt cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và chương trình cứu trợ Hy Lạp.

Tuy nhiên, bà Lagarde cũng không tránh khỏi bê bối tài chính. Hồi tháng 12 vừa qua, một tòa án Pháp đã yêu cầu bà phải hầu tòa để làm rõ trách nhiệm trong việc chi trả 400 triệu euro (434 triệu USD) cho doanh nhân Bernard Tapie khi còn là Bộ trưởng Tài chính.

Cung điện Tần Thủy Hoàng - vị vua đầu tiên của Trung Quốc nổi lên bên bờ biển

d4d0a54a-be92-11e5-9503-d84cbca18933_1280x720
Hầu hết các tàn tích cung điện của Tần Thủy Hoàng chìm ngoài khơi bờ biển của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Liaoshen Evening News
Theo South China Morning Post đưa tin, các nhà khảo cổ học tin rằng họ đã tìm thấy cung điện thời Tần bên bờ biển ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                                     

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông cho biết cung điện được hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng xây dựng hơn 2.200 năm trước.
Nhóm nghiên cứu nhận định cung điện được xây vào năm 221 - 207 trước Công nguyên, những bức tường đá của cung điện có thể nhìn thất khi thủy triều thấp.
Trước đây, những ngư dân địa phương từng tìm thấy nhiều đồng xu cổ và đồ gốm sứ cổ ở dưới đáy biển.  
06903b54-be93-11e5-9503-d84cbca18933_486x
Một phần cung điện lộ diện khi thủy triều xuống. 
Các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết phát hiện lớn nhất là khối vuông rộng 60 m, làm từ những khối đá lớn, dành để thờ cúng hoặc phục vụ sự kiện quan trọng khác. Ngoài ra, họ còn tìm thấy dấu vết của một con đường được làm bằng những viên đá lớn chạy qua cung điện.
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                

Taisaotanthuyhoangkhonglaphoanghaungaynay3
Tần Thủy Hoàng (259 - 210 trước Công nguyên), là vị vua đầu tiên của Trung Quốc, người đã thống nhất đất nước bằng cách chinh phạt các nước chư hầu trong khoảng 221 trước Công nguyên.