"Siêu thần dược" lan kim tuyến
đã có những lúc được đẩy lên đến 100 triệu đồng/1kg mà vẫn có người mua.
Phải chăng đây chỉ là một cái bẫy? Theo tin tuc
tintuc.vn
Lan
kim tuyến hay còn gọi là lan gấm, lan kim cương... không phải bây giờ
mới được phát hiện và được dùng trong y học. Nhưng cũng như một số loài
cây khác, điệp khúc "bỗng dưng nổi tiếng" với hàng trăm công dụng chữa
bệnh ngoài sức tưởng tượng đã khiến nó trở thành một cái tên được săn
lùng ráo riết trong mấy năm trở lại đây.
Điều này đã tạo nên một cơn sốt hầm hập
trên thị trường. Đồng nghĩa với nó là giá thành được đẩy lên một cách
chóng mặt. Thậm chí, những lúc cao điểm, mỗi kilogram lan kim tuyến có
giá lên tới 100 triệu đồng mà vẫn có người mua. Những chợ lan kim tuyến
ngoài đời thực và trên mạng internet chưa khi nào thôi rầm rộ.
Chưa biết công dụng của "siêu thần dược"
thật sự đến đâu. Nhưng ở Việt Nam, giống cây này đã bị người dân khai
thác vô tội vạ để bán cho các thương lái thu mua tại địa phương. Ở một
số nơi, hiện tượng học sinh bỏ học để lên rừng tìm lan kim tuyến đã từng
là vấn đề làm đau đầu phụ huynh và thầy cô giáo. Điều đáng nói là do
tình trạng khai thác bừa bãi kéo dài, giống cây này gần như đã bị xóa sổ
khỏi các khu rừng ở Việt Nam.
Mọi chuyện bắt đầu từ việc bỗng dưng một
ngày nọ, lan kim tuyến được tung hô chứa hàng trăm dược chất hiếm có
khó tìm. Theo đó, "siêu thần dược" có thể chữa được vô số chứng bệnh nan
y mà hiện nay y học thế giới chưa tìm ra thuốc chữa như ung thư phổi,
ung thư vú, ung thư cổ tử cung, bao tử, tuyến tiền liệt... Thậm chí,
theo lời rao của một số con buôn, đầu nậu thì giống cỏ kim cương này như
một hắc tinh của vi rút HIV.
Sự thật về công dụng của lan kim tuyến?
Theo TS. Nguyễn Hoàng Tuấn (Đại học Dược
Hà Nội), nếu nói rằng lan kim tuyến có công dụng trong việc hỗ trợ điều
trị một số bệnh thì điều đó là đúng. Tuy nhiên nếu nói rằng lan kim
tuyến là một "siêu thần dược" chữa bách bệnh, trong đó có cả những bệnh
nan y như ung thư hay HIV thì điều đó chưa có căn cứ khoa học và cần
phải xem xét lại.
Thông tin từ một số tài liệu khoa học đã
được công bố cho biết, lan kim tuyến hay còn gọi là lan gấm, kim cương
có tên khoa học là Anoechilus roxburghii hay Ludisia discolor, thuộc họ
Lan (Orchidaceae). Ở Việt Nam, cây mọc nhiều nhất ở vùng rừng núi Tây
Nguyên.
Lan kim tuyến là giống địa lan thân bò
rồi đứng, cao khoảng 20 cm, thân tròn có nhiều nách. Lá trơn hình trứng
hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân
lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp, có lẽ vì thế mà cây có tên là kim tuyến hay
kim cương.
Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng do
cây phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến
liên. Mùa đông xuân cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông. Ở VN, chưa
có tài liệu nào nghiên cứu về loại cây này.
Qua câu chuyện về lan kim tuyến, TS. Tuấn cho biết thêm: "Thực
tế cho thấy, trong khoảng chục năm trở lại đây, thỉnh thoảng lại có một
loại cây nào đó bỗng dưng được gắn cho cái mác thần dược hay siêu thần
dược và tạo thành cơn sốt trên thị trường. Công dụng của chúng cứ thế
được thổi lên tới tận mây xanh.
Theo những lời đồn thổi này thì cây
nào cũng có tới hàng trăm loại dược chất quý hiếm, chữa được đủ thứ bệnh
tật trên đời, không ngoại trừ cả những bệnh nan y, đặc biệt là trị ung
thư".
Tuy nhiên, thực tế, công dụng của những
loài cây được cho là thần dược hay siêu thần dược này đều không đạt đến
mức siêu việt như lời quảng cáo" - vị tiến sỹ này cho hay.
Theo đó, việc thổi phồng công dụng của
một số loài thảo dược như trên chỉ là một cái bẫy đánh vào tâm lý người
bệnh nhằm trục lợi cho một số con buôn, đầu nậu trong những thương vụ
làm ăn của họ.
Ông Tuấn cũng bức xúc: "Điều dễ nhận
thấy nhất là mỗi khi một loại cây được thổi phồng lên thành thần dược
thì ngay lập tức nó được người ta săn lùng ráo riết và bị khai thác đến
kiệt quệ.
Không chỉ lan kim tuyến mà một số
loài dược liệu khác trước đây mọc rất nhiều ở các vùng núi của Việt Nam
cũng chịu chung số phận bị tận diệt để bán cho các thương lái. Nhiều
loài dược liệu quý của Việt Nam cũng vì thế mà ngày càng trở nên khan
hiếm hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng".
Nguồn: Tin tuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét